Ghi chép về ‘My Darling Clementine’

For my darling Clementine

Nếu có một bộ phim phản chiến vĩ đại mà không trực tiếp nói đến chiến tranh, không có những hình ảnh bom đạn khốc liệt, những cái chết thương tâm, đó hẳn phải là My Darling Clementine, một vực thẳm nối giữa They Were ExpendableThe Fugitive sau những trải nghiệm trong Hải Quân Hoa Kỳ của chính đạo diễn John Ford. Chỉ một con người vừa mới bước ra khỏi một cuộc chiến phi nghĩa, với một sự nhạy cảm tột cùng (ta còn nhớ trước khi lên đường sang bên kia Đại Tây Dương, Ford đã cho thấy sự vô định nhường nào trong How Green Was My Valley), mới có thể kể lại những khốc liệt và phi lý của chiến tranh chân thực, day dứt mà vẫn ngập tràn hy vọng đến vậy, trong bộ ba phim đứng hàng kiệt tác, đánh dấu thời kỳ chuyển giao giữa một Fordian Ford và một Brechtian Ford (“Brechtian hơn cả Brecht”) như Jean-Marie Straub ngợi ca.

Henry Fonda trong My Darling Clementine. Ảnh: 20th Century Fox
Tiếp tục đọc “Ghi chép về ‘My Darling Clementine’”

Kaze Tachinu – Dấu ba chấm cho hồi kết của một sự nghiệp vĩ đại

“Không thể hiểu sao đất nước này lại nghèo đói như vậy.”

Đó là những dòng tâm sự của nhân vật chính Jirō Horikoshi khi chứng kiến cảnh hai đứa trẻ bồng bế nhau chờ bố mẹ về dưới ánh điện đường vàng vọt, đói khát nhưng quyết không nhận phần bánh mà anh sẻ chia. Lời tự vấn ấy dường như trở thành nguồn động lực cho hành trình xuyên suốt bộ phim của người kỹ sư, nghệ sĩ với đam mê rực cháy, với khát khao mãnh liệt làm hưng thịnh nước nhà như những gì anh hằng đau đáu qua công việc thiết kế máy bay. Đan xen trong đó, Miyazaki kể một câu chuyện tình đẹp mà đượm buồn giữa chàng kỹ sư trẻ với cô gái “hồng nhan bạc mệnh” Nahoko, đồng thời mở ra hình ảnh một đất nước Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ, bệnh tật nhưng mỗi con người trong đó chưa bao giờ ngừng nỗ lực vươn lên, thoát khỏi sự tù túng.

windrisesposter1
Áp phích phim. Ảnh: Toho

Tiếp tục đọc “Kaze Tachinu – Dấu ba chấm cho hồi kết của một sự nghiệp vĩ đại”